Metaverse [mɛtəˌvɜːs]
(danh từ)
Một không gian chung, liên tục, ảo, tập thể được tạo ra bởi sự tích hợp của công nghệ thực tế ảo và Internet.
Từ Meta (thuật ngữ chung: siêu việt, cao hơn, siêu việt) và vũ trụ (tất cả những thứ tồn tại trong thời gian và không gian.)
Kể từ khi World Wide Web ra đời cách đây gần 30 năm, số lượng các hoạt động văn hóa và xã hội trên Internet đã phát triển theo cấp số nhân. Được đẩy nhanh bởi đại dịch đang diễn ra, giờ đây chúng ta biết có thể thực hiện được rất nhiều công việc ảo, từ xa. Tuy những trải nghiệm ảo vẫn còn nhiều điều hạn chế, nhưng nhanh thôi, mọi thứ sẽ dần được cải tiến. Các công nghệ nhập vai mới đang được phát triển. Đằng sau hậu trường là cuộc chiến giành quyền sở hữu và thống trị, một thứ gọi là Metaverse.
Ngày nay, Metaverse vẫn giống như một ý tưởng hơn là một thực tế hoàn thiện, đề cập đến ảo tưởng ngày càng mở rộng mà chúng ta chia sẻ với nhau.
Là con người sống trong thời đại thông tin, chúng ta ngày càng sống trong một thế giới trung gian; bằng cách có thể ghi lại và truyền tải hầu hết các hoạt động có thể tưởng tượng của con người dưới dạng thông tin kỹ thuật số, chúng ta làm việc trong một môi trường trừu tượng ảo. Metaverse là sự hiện thực hóa cuối cùng của mô hình này; không nhất thiết phải thông qua máy tính và điện thoại thông minh, mà thông qua các công nghệ nhập vai mạnh mẽ như VR và AR. Khi những công nghệ này trở nên thân thiện (có lẽ sẽ không lâu nữa), giá trị của một Metaverse thậm chí thật khó tưởng tượng.
Lý do rất đơn giản: Ảo thì chi phí phải chăng và linh động hơn thực tế. Ví dụ, văn phòng ảo và màn hình hầu như không yêu cầu chi phí và không cần phải di chuyển xa để làm việc.
Tuy nhiên, ngoài việc mở ra các giải pháp mới, giá trị của Metaverse trước tiên sẽ được gắn với tất cả những thứ phải được ảo hóa, chẳng hạn như phương tiện truyền thông xã hội, ngân hàng, thông tin, trò chơi và giải trí… Khả năng tổng hợp, biến đổi và chuyển đổi những nhiệm vụ này thành thực tế bao trùm sẽ làm thay đổi hoàn toàn bản chất của ảo. Mọi thứ chúng ta làm trên WWW, chúng ta có thể trải nghiệm “định dạng thực tế” thay vì các biểu tượng trừu tượng trên điện thoại thông minh. Ít nhất, điều này có tiềm năng thương mại rất lớn, bởi vì con người chúng ta sẽ ngày càng tham gia sâu vào công nghệ;
Nói tóm lại, tiềm năng của Metaverse là rất lớn, và ngay cả khi nó chưa thành hiện thực, những gã khổng lồ vẫn đảm bảo rằng nó sẽ được hiện thực hóa. Oculus, công ty VR lớn nhất thế giới, cho ra mắt mẫu flagship mới nhất của họ: Oculus Quest 2.
- Tai nghe VR không dây độc lập, chúng không cần kết nối với máy tính;
- Chúng có đồ họa và độ phân giải tuyệt vời; không có đối thủ cạnh tranh thực sự trong danh mục HMD không dây, độc lập.
- Giá chỉ 299 đô la Mỹ: quá thấp so với các đối thủ cạnh tranh, đến nỗi nhiều người mua tiềm năng thắc mắc làm sao mà giá quá rẻ vậy.
Điều gì ẩn đằng sau mức giá trợ cấp này?

Khi Oculus được ra mắt trên Kickstarter vào năm 2012, công nghệ VR chỉ là một giấc mơ viển vông đối với nhiều người. Hai năm sau, công ty được Facebook mua lại với giá 2 tỷ USD. Với sự hỗ trợ của quỹ Facebook, sự đổi mới VR đã bắt đầu và phát triển nhanh chóng kể từ đó. Oculus dường như là chiến lược dài hạn của Facebook để đảm bảo mạng xã hội tồn tại và sự thống trị thị trường trong tương lai.
Để tránh đánh mất vị thế mạng xã hội số một, thông qua sự đổi mới mang tính đột phá, Facebook không chỉ mua lại các công ty như WhatsApp và Instagram; Họ cũng đảm bảo an toàn cho mình bằng cách mua các công ty công nghệ có thể đánh bại họ trong tương lai. Oculus, giống như một phòng ban chuyên nghiên cứu và đổi mới, từ từ và đều đặn đặt nền tảng cho Metaverse.
Cung cấp cho người tiêu dùng màn hình gắn trên đầu chi phí thấp là một phần của kế hoạch này: thu hút 1 tỷ người sử dụng VR.
Tất nhiên, giá thấp đồng nghĩa với việc người tiêu dùng phải trả bằng những cách khác ngoài tiền bạc.
Ngày càng khó nhận ra sự khác biệt giữa Facebook và Oculus. Tất cả người dùng mới của thiết bị Oculus, cũng như tất cả người dùng cũ đã mua Oculus Quest 2, hiện phải đăng ký bằng tên thật và ID của họ trên Facebook. Nếu bạn xóa Facebook, sử dụng sai tài khoản hoặc vi phạm các điều khoản và điều kiện, bạn sẽ mất luôn quyền truy cập vào tất cả các giao dịch mua và ứng dụng thực tế ảo.
Đây là lý do tại sao giá được trợ giá: những tiện ích bổ sung thực tế ảo tuyệt vời có thể đưa bạn đến những thế giới khác nhau, đồng thời nó làm bạn phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng của Facebook.
Nhu cầu về tài khoản thực, phải được xác minh bằng ID của Facebook là rất bất thường trong thế giới công nghệ. Và lỡ bản thân người dùng vô tình hay cố ý vi phạm điều lệ, và tưởng tượng đến cảnh bị đe dọa trục xuất và tịch thu tài sản ảo…tôi cảm thấy hơi ớn lạnh.
Ở đây, chúng ta thấy một công ty tư nhân đang tìm cách tạo và kiểm soát Metaverse, và đã sẵn sàng thực hiện quyền lực như cách họ muốn.
Ngay cả những người dùng tự nguyện liên kết Facebook với tài khoản Oculus của họ cũng không thể xóa Facebook của họ mà không phải mất quyền truy cập vào các trò chơi mà họ đã mua. Việc sử dụng sức mạnh tuyệt đối này để khóa người dùng mang lại cho Quest – thứ mà sinh ra có sứ mệnh mang lại cho tự do và vinh quang – một vị chua chát.
Bi kịch chưa dừng lại. Điều có khả năng tồi tệ hơn nhiều là, nếu có sự lạm quyền ở đây, người dùng thậm chí không thể truy cập vào các tính năng xã hội gốc của Quest, đây không chỉ đơn thuần là bạn bị loại bỏ khỏi một thiết bị công nghệ.. Bị trục xuất khỏi Metaverse trong tương lai sẽ gây ra hậu quả lớn hơn nhiều so với việc mất quyền truy cập vào một vài trò chơi; Trên thực tế, nó có thể được so sánh với hình phạt trong xã hội thông thường. Vì vậy, tôi đoán chúng ta sẽ phải tuân theo các quy tắc. Quy tắc này do ai đặt ra ?
Nhu cầu về một công chúng ảo
Cuộc chiến metaverse đã bắt đầu, bởi vì con người chúng ta ở đâu, chúng ta đều có thể bị ảnh hưởng – dù là thông qua quảng cáo hay niềm tin chính trị. Thách thức đối với việc trao cho các công ty tư nhân quá nhiều quyền lực là sự khác biệt tiềm tàng giữa lợi ích của chúng ta và lợi ích của những chủ thể công ty. Thưc tế những điều này đang đầy rẫy trên các phương tiện truyền thông xã hội ngày nay. Một khi càng nhiều tổ chức tham gia và dữ liệu vẫn còn bị thu thập, các vấn đề sẽ chỉ tăng lên.
Tiêu chí thành công của Facebook là thời gian sử dụng thiết bị: chúng ta lướt Face càng lâu thì họ càng bán được nhiều quảng cáo.
Thuật toán của họ được thiết kế để tăng thời gian và mức độ tương tác của người dùng. Thật không may, cùng một thuật toán này, nhiều công ty mạng xã hội khác cũng sử dụng để tranh nhau sự thu hút của người dùng chúng ta; để tăng thời gian hiển thị và số lượng nhấp chuột, các tiêu đề gây hiểu lầm và phóng đại được sử dụng rộng rãi. Kết quả là xung đột và phân cực.
Vì những lý do này, điều quan trọng là chúng ta phải đủ tỉnh táo, mạnh mẽ để có thể định hình Metaverse theo cách riêng của mình – tiêu chí thành công không phải là thời gian sử dụng, mà là tạo ra một xã hội tốt nhất cho chính mình. Trước tiên, chúng ta phải tìm hiểu những gì chúng ta muốn và có thể chúng ta muốn trả tiền cho nó theo những cách khác mà không phải là dữ liệu cá nhân của chúng ta.
Điều tốt nhất có lẽ là tạo hoặc hỗ trợ các công ty có các mô hình kinh doanh khác nhau (ví dụ: Signal ) cung cấp cho bản thân chúng ta các khối xây dựng để xây dựng các xã hội ảo theo ý thích của chúng ta với mã nguồn mở, mã hóa end-to-end.
Khách hàng thật sự của Facebook
Ai đó có thể phản đối rằng, mặc dù Facebook không dân chủ nhưng với tư cách là một công ty, họ vẫn sẽ tự nhiên kiếm tiền. Họ kiếm tiền bằng cách tạo ra giá trị cho khách hàng; chúng ta. Nếu không, họ sẽ nhường chỗ cho sự cạnh tranh.
Facebook tiếp tục chiến lược thành công trong việc mua lại đối thủ của họ, như đã làm với Oculus, Instagram, WhatsApp và hơn thế nữa. Cũng rất khó để cạnh tranh với một mạng xã hội đã có tên tuổi vì giá trị mà họ mang lại không nằm ở mã nguồn, mà nằm ở việc bạn có thể liên hệ với bạn bè của mình trên nền tảng đó của họ.
Tệ hơn nữa, Facebook hiện đang bị cáo buộc vắt kiệt và giết chết các công ty đối thủ. Công bằng mà nói, Facebook thực sự phục vụ khách hàng của họ rất tốt. Vấn đề là bạn không phải là khách hàng của họ theo nghĩa truyền thống, bạn là sản phẩm của Facebook. Dữ liệu của bạn hoặc dữ liệu của họ về bạn được bán cho khách hàng thực sự của Facebook; các công ty muốn mua quảng cáo. Ồ, tốt quá.
Con đường phía trước
Là con người, chúng ta cần kiểm soát nơi chúng ta muốn đến và có khả năng tự thiết lập các tiêu chuẩn thành công của riêng mình cho kiểu Metaverse mà chúng ta muốn. Chúng ta cần đảm bảo rằng mình có khả năng ảnh hưởng đến thế giới xung quanh để làm cho bản thân và xã hội của trở nên tốt đẹp hơn.
Rõ ràng, thách thức đối với Facebook không phải là họ phải cố tình độc hại; đơn giản là họ không bình đẳng thôi, vấn đề này chỉ nghiêm trọng khi một ngày nào đó trong tương lai, họ muốn thúc đẩy và kiểm soát thực tế tổng thể của chúng ta.
Tất nhiên, không dễ để ai đó vượt qua một trong nhữing công ty lớn nhất thế giới, nhưng có những điều họ có thể làm khác biệt để đi đúng hướng hơn với quyền lợi người dùng.
May mắn thay, luôn có sự thay thế hoàn hảo hơn. Những Metaverse thực sự phi tập trung, thuộc về người dùng, dựa trên nền tảng Blockchain và công nghệ VR, có thể tạo ra những khác biệt – một xã hội ảo thực sự. Một trong những ứng cử viên hàng đầu có thể soán ngôi Facebook ( hiện là Meta ) đó là Decentraland.